PHÂN BIỆT XÀ PHÒNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÀ PHÒNG THIÊN NHIÊN | Cococherry Vietnam

TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG XÀ PHÒNG THIÊN NHIÊN?

Đăng bởi Web MyphamMocAn vào lúc 24/07/2019

Tại sao những bánh xà bông công nghiệp được mua với giá vài ngàn đồng trong khi bánh xà bông thiên nhiên lại giá cao gấp nhiều lần? "Tiền nào của nấy" - Bài viết dưới đây mỹ phẩm thiên nhiên Mộc An sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về sự khác biệt giữa xà phòng thiên nhiên và xà phòng công nghiệp.

1. THÀNH PHẦN

Trích từ sản phẩm xà phòng nổi tiếng: "Sodium lauroyl isethionate, stearic acid, sodium tallowate or sodium palmitate, lauric acid, sodium isethionate, water, sodium stearate, cocamido-propyl betaine or sodium C14-C16 olefin sulfonate, sodium cocoate or sodium palm kernelate, fragrance, sodium chloride, tetrasodium EDTA, Tetrasodium etidronate, titanium dioxide".

Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy có rất nhiều từ nghe lạ, đầy tính chuyên môn và khó nhận biết nhưng nếu để ý kĩ, trên các nhãn của sữa tắm, dầu gội đầu nào cũng thấy 70-90% những từ này được lặp lại. 

Để cấu thành nên một sản phẩm gọi là xà phòng, có 3 thành tố chính: 
- Chất tẩy và phôi xà phòng
- Chất tạo bọt và chất chống nước cứng (nước có hàm lượng canxi và magie cao)
- Chất bảo quản, hương hóa học, chất làm cứng và phẩm màu.

Có 4 thành phần chính để cấu thành nên một phôi xà phòng thật sự: sodium tallowate or sodium palmitate, sodium cocoate or sodium palm kernelate. Cả bốn phôi này đều có tính tẩy rửa rất cao, giá thành nguyên liệu thô rẻ. Nếu có hàm lượng lớn trong xà phòng sẽ dẫn đến khô da, dị ứng và khả năng ung thư cao. 

Ngoài ra, thành phần của xà phòng công nghiệp còn có chứa chất béo nguồn gốc dầu mỏ hay cao cấp hơn thì chỉ là mỡ động vật như mỡ bò, dầu thực vật đã qua sử dụng, chiên rán từ các nhà máy chế biến thực phẩm, các nhà hàng….

Một thành phần quan trọng, cần phải có trong các sản phẩm làm đẹp là Glycerin. Trong xà phòng công nghiệp hoàn toàn không có Glycerin tự nhiên. Glycerin được biết đến như một chất giữ ẩm, giúp da không bị khô, làm mềm và mịn da.

Cấu trúc phân tử Glycerin

Trong xà phòng công nghiệp không có glycerin. Nguyên nhân là bởi trong quá trình tạo phôi, các nhà sản xuất đã chiết tách Glycerin ra khỏi phôi xà phòng để bán lại với giá thành cao hoặc dùng làm các sản phẩm mỹ phẩm cao cấp khác.

Từ thời xa xưa, con người đã biết cách tẩy mỡ động vật và các vết bẩn trên quần áo bằng cách vò quần áo với nước và tro. Khi thân cây bị đốt cháy, tro của nó chứa nhiều kali cacbonat (một loại kiềm).

Người Tây Ban Nha cổ đại đã phát minh ra cách làm xà phòng tương tự như ngày nay đó là sử dụng phản ứng của kiềm với chất béo bằng cách hòa tro thân cây (giàu kali) với mỡ động vật như mỡ dê, bò, lợn…, sau khi nước bốc hơi, phần rắn nguội đi trở thành chất rắn như sáp, đó chính là xà phòng.

Người Anh thời xa xưa cùng làm ra xà phòng từ tro thân cây với mỡ động vật, họ đặt tên là Saipo, tiếng Pháp là Savon và ngày nay, chúng ta thường gọi là Soap tức là xà phòng.

Với xà phòng thiên nhiên được sản xuất theo phương pháp truyền thống, chất béo được sử dụng có nguồn gốc thực vật dễ mua, dễ kiếm như: các loại dầu Olive, dầu Cọ, Dầu quả Bơ, dầu Hạnh nhân, Dầu Dừa, Dầu hạt Nho, dầu Hướng dương, Bơ Shea, sáp đậu nành, các chiết xuất như Trà xanh, Yến mạch, Đậu đỏ, Bột nghệ, Màng gấc, Sữa dê… Vì đó, xà phòng thiên nhiên dễ dàng chiếm được cảm tình của người sử dụng. Ngoài ra, xà phòng thiên nhiên còn có chứa một lượng lớn Glycerin thực vật hoàn toàn tự nhiên nên mang lại cảm giác mềm mượt, dễ chịu và duy trì độ ẩm cao trên da của người sử dụng. 

2. TÍNH AN TOÀN

Để so sánh xà phòng công nghiệp với xà phòng thiên nhiên thì xà phòng thiên nhiên nổi trội hơn hẳn về tính dưỡng ẩm, an toàn, lành tính, thân thiện với môi trường, tẩy rửa và làm sạch nhưng vẫn đem lại cho người sử dụng cảm giác dịu nhẹ, thư giãn do mùi hương từ các nguyên liệu thiên nhiên đem lại chứ không bị khô da, dị ứng, đau đầu do mùi hương từ hương liệu hóa chất và nguy cơ ung thư như xà phòng công nghiệp.

Đặc biệt, những người có vấn đề về da như mụn, vẩy nến, chàm, eczema, da nhạy cảm, da kích ứng cũng vẫn có thể dùng được, thậm chí còn có thể cải thiện được các vấn đề về da.

Xà phòng thiên nhiên có pH=7

Với xà phòng thiên nhiên Mộc An, độ pH luôn có kết quả = ~7 có nghĩa là gần trung tính với độ pH của nước (pH của nước = 7). Còn pH của xà phòng công nghiệp luôn cho kết quả ở ngưỡng 9-12 nên dễ làm da bị khô, kích ứng và cảm giác tăng da, khó chịu sau khi sử dụng.

Bề mặt da của chúng ta được phủ một lớp acid hay còn gọi là màng bảo vệ có tên Mantle Acid. Lớp phủ acid này được cấu tạo bởi các chất nhờn tự nhiên (acid béo tự do) được tiết ra từ tuyến nhờn của da và kết hợp với acid lactic và acid amin từ mồ hôi để tạo ra độ pH cho da dao động từ 4-6,5, lý tưởng là 5-5,5 (hơi acid). Như vậy, cách duy nhất để làm sạch những bụi bẩn tích tụ và vi trùng trên da cần sử dụng sản phẩm có tính kiềm.

Làn da của chúng ta với cấu trúc tự nhiên giúp chống lại những tác động của môi trường và sự xâm nhập của vi khuẩn. Độ pH trên da có thể thể hiện tính kiềm hay tính acid. Theo bảng đo, pH càng gần với 1 là acid nhiều nhất, càng gần với 14 là tính kiềm. Với độ pH=7 được xem là trung tính cho làn da, có nghĩa là rất an toàn.

Xà phòng thiên nhiên an toàn và lành tính đối với làn da

Nếu độ pH trên da quá kiềm hoặc quá acid, lớp phủ acid sẽ bị phá vỡ, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sâm nhập và phát triển, dẫn đến bệnh viêm da, ửng đỏ trên da mặt, da bị mụn da rối loạn bài tiết bã nhờn.

Tính quá kiềm khiến da xuất hiện nhiều mụn trứng cá vì da cần độ acid nhất định để hạn chế sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn. Vì thế, để đảm bảo độ pH trên da và duy trì lớp phủ acid tự nhiên trên da, nên sử dụng xà phòng hay dung dịch rửa mặt có tính hơi acid để vẫn có thể loại bỏ được bụi bẩn và dầu dư thừa trên da mà vẫn duy trì được lớp dầu cần thiết.

Việc sử dụng xà phòng thiên nhiên có pH=7 sẽ làm tăng độ pH tạm thời của da và ngay sau thời gian ngắn, da sẽ lại trở lại chế độ pH acid mà không ảnh hưởng đến cơ chế bảo trì pH của da được kiểm chứng bởi nhiều nghiên cứu khoa học. (Tham khảo Takagi, Y., Kaneda, K., Miyaki, M., Matsuo, K., Kawada, H. and Hosokawa, H. (2014), "The long-term use of soap does not affect the pH - maintenance mechanism of human skin. Skin Research and Technology". doi: 10.1111/srt.12170)

Nguồn: Dược sỹ Mộc An tổng hợp

 

 

Tags : Dưỡng da, Mỹ phẩm Mộc An, xà phòng thiên nhiên
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Cococherry Vietnam
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav