Phụ gia trong mỹ phẩm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi đây chính là yếu tố quyết định đến độ an toàn của mỹ phẩm, chính vì thế những người tiêu dùng thông thái thường rất để ý đến bảng thành phần có trong mỹ phẩm. Để biết mình có đang sử dụng mỹ phẩm an toàn hay không, hãy để ý 5 thành phần sau đây nên tránh trong sản phẩm mỹ phẩm bạn vẫn dùng mỗi ngày.
1. Cồn.
Alcohol (còn gọi là rượu) là một hợp chất hữu cơ trong hóa học và còn có thể được hiểu như là các đồ uống có cồn (ancol) hay ancol etylic (C2H5OH). Đa phần chúng ta cho rằng cụm từ này nhắc đến rượu dùng để uống hoặc loại cồn dễ cháy được bán trong tiệm thuốc mà không biết trong lĩnh vực làm đẹp còn tồn tại cồn trong mỹ phẩm.
Cồn gây hại cho da như thế nào?
Cồn trong mỹ phẩm được biết đến với nhiều ưu điểm như làm sạch hoặc giúp kem dưỡng mau chóng thẩm thấu vào da, tạo cảm giác thoáng, dễ chịu trên da. Nhờ vào những công dụng tuyệt vời này mà hàng loạt thương hiệu mỹ phẩm trên thế giới đã sử dụng thành phần.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rất nhiều tác hại của cồn gây ra, cụ thể:
Cồn phá huỷ làn da dầu mụn.
Với những công dụng trên, cồn có vẻ hấp dẫn cho việc dưỡng da dầu mụn nhưng về lâu dài, còn lại không hề tốt cho da. Cồn lấy đi lớp nhờn tự nhiên trên da, làm mất đi trạng thái cân bằng và tiết dầu nhiều hơn.
Cồn làm tình trạng da dầu mụn nghiêm trọng hơn
Từ đó, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn ngày một phát triển mạnh. Ngoài ra, da cũng yếu đi và nhanh lão hóa hơn nếu không kết hợp với các sản phẩm dưỡng da dầu mụn khác.
Cồn làm da lão hoá nhanh.
Khi sử dụng mỹ phẩm chứa cồn lên da lâu dài, những hậu quả lâu dài mà da sẽ chịu đựng là bị khô và bào mòn theo thời gian, dẫn đến yếu dần đi và mất dần khả năng hồi phục hoặc hồi phục kém. Chính vì thế, nếu phát hiện thành phần cồn khô có mặt trong sản phẩm của mình thì bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng lâu dài.
Cồn làm da lão hoá nhanh.
2. Dầu khoáng - dầu mỏ
Mineral oil (MO) là một sản phẩm phụ của dầu mỏ. Dầu mỏ lẫn khá nhiều tạp chất, sau đó được tách chiết và cho ra đời MO. Với đặc tính không màu, không mùi, độ nhờn khá cao, giá thành rẻ, đây được cho là một trong những sản phẩm có mặt thường xuyên trong các công thức dưỡng da của các hãng mỹ phẩm.
Tác hại của dầu khoáng trong mỹ phẩm.
Dầu khoáng - dầu mỏ, hiện diện trong mỹ phẩm dưới tên gọi: Petrolatum, paraffinum liquidum, paraffin oil, cera microcristallina…
Mineral oil là khoáng dầu, được hình thành từ dầu hỏa thô (khi đun dầu hỏa lên 210C rồi lược bỏ một số thành phần sẽ thu được dầu khoáng). Chất này có tác dụng làm mềm da và thường bắt gặp ở các sản phẩm dưỡng ẩm, kem nền, sữa tẩy trang, son dưỡng môi…
Tuy xuất hiện ở đa dạng các loại mỹ phẩm một cách “có chủ đích”, nhưng thường xuyên sử dụng dầu khoáng lâu dài sẽ gây ra nhiều tình trạng về da và sức khoẻ khó lường trước.
Kẻ thù của da dầu, mụn, nhạy cảm. Những người thuộc nhóm da dầu, mụn, khi sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần dầu khoáng sẽ ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, làm tình trạng mụn thêm nặng.
Dầu khoáng có thể gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Dầu khoáng được liệt trong top những thành phần không nên sử dụng nếu có trong mỹ phẩm, đặc biệt cảnh báo cho phụ nữ mang thai và có con nhỏ.
Tác hại của dầu khoáng là khó lường trước.
Những thương hiệu lớn xử lý tốt quá trình sản xuất dầu khoáng sẽ khắc phục được tác hại trên, tuy nhiên có hàng loạt thương hiệu khác chưa chắc chắn được quá trình xử lý dầu khoáng từ dầu mỏ, đây chính là nguyên nhân vì sao mỹ phẩm chứa dầu khoáng có thể gây ung thư và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản.
3. Hydroquinone
Được định dạng dưới tên: Mercury, calomel, mercuric, mercurio chloride…
Hydroquinone là hoạt chất thường có trong làm làm trắng da. Thế giới biết đến Hydroquinone là một chất làm trắng cực kỳ hiệu quả đặc biệt với các đốm nâu (tàn nhang, vết nám, thâm, không đều màu da...). Nhưng Hydroquinone không dễ dùng, và hiện được cáp trần ở mức 2% OTC (không cần kê đơn bác sĩ), 4% (khi có bác sĩ theo dõi), 1% OTC với thị trường châu Âu.
Hydroquinone không dễ dùng, được cảnh cáo trong bảng thành phần mỹ phẩm
Khi sử dụng không đúng cách, Hydroquinone rất dễ phá huỷ làn da của bạn. Là một dẫn xuất của benzen, hydroquinone có nguy cơ gây đột biến tiềm ẩn.
The Occupational Safety and Health Administration (OSHA), USA cho rằng hydroquinone gây đột biến và có khả năng gây ung thư. Năm 1994, “ the Journal of the American College of Toxicology” (the International Journal of Toxicology) đã công bố các phụ lục báo cáo cuối cùng trong nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn của hydroquinone. Kết luận hydroquinone là tác nhân gây độc tế bào mạnh, gây đột biến và đột biến DNA, không nên sử dụng trong bất kỳ dạng sản phẩm nào.
Khi kết luận này được công bố, nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm đã ngừng sử dụng hydroquinone và một số quốc gia đã đi đến lệnh cấm sử dụng hydroquinone trong các sản phẩm làm trắng da.
Tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm làm trắng da có chứa hydroquinone vẫn còn tồn tại trên thị trường cho đến ngày nay, chính vì vậy bạn nên cẩn trọng, khi phát hiện mỹ phẩm có chứa thành phần này bạn nên cân nhắc bởi những tác hại khôn lường của nó gây ra.
4. Sodium Lauryl Sulfoacetate (chất tạo bọt và tẩy rửa)
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) hay còn gọi là Sodium dodecyl sulfate được biết đến như một chất hoạt động trên bề mặt với công dụng làm sạch.
Do vậy, SLS thường được dùng nhiều như thành phần tẩy rửa trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể hoặc mỹ phẩm. SLS kết hợp cùng với hiệu quả vượt trội của các anionic giúp làm sạch tuyệt đối bụi bẩn và bã nhờn thừa trên da. SLS còn được dùng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình như các chất tẩy rửa, kem đánh răng, dầu gội đầu và bọt kem cạo râu… với nồng độ khá thấp.
Sodium dodecyl sulfate được biết đến như một chất hoạt động trên bề mặt với công dụng làm sạch.
Ưu điểm của SLS chính là hợp chất bề mặt làm sạch, tạo độ ẩm, nhũ hóa hoặc hòa tan các bã nhờn để làm sạch tận sâu và loại bỏ chúng tuyệt đối, chính vì vậy chúng được các thương hiệu mỹ phẩm sử dụng triệt để.
Ưu điểm của SLS chính là hợp chất bề mặt làm sạch, tạo độ ẩm, nhũ hóa hoặc hòa tan các bã nhờn
Tuy nhiên thành phần này ẩn chứa nhiều mối nguy hại đến sức khoẻ con người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng SLS là một trong các hợp chất gây nguy hại nghiêm trọng. Nếu sử dụng SLS trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng khô da dầu, gây tổn hại đến tế bào nang tóc làm rụng tóc và chẻ ngọn. Chất tạo bọt trong SLS còn có khả năng gây biến tính protein gây viêm da, mẩn ngứa do kích ứng hoặc làm nấm da đầu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng SLS là một trong các hợp chất gây nguy hại nghiêm trọng
Đồng thời nếu hợp chất này dây vào mắt sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như: gây đục thể thủy tinh, làm giảm thị lực của mắt…Không chỉ vậy nhiều thông tin còn cho thấy rằng nếu SLS xâm nhập vào cơ thể sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, làm rối loạn chức năng của các hormone khiến cơ thể dễ bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn, SLS có thể gây ra ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc hoặc gây ra nhiều biến chứng liên quan đến sức khỏe trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh…
5. Sodium Hydroxide
Sodium Hydroxide là một hỗn hợp vô cơ có màu trắng ở dạng tinh thể, không mùi và có tính ăn mòn cao. Sodium Hydroxide được sử dụng như chất rắn hoặc chất lỏng trong nhiều ngành công nghiệp từ luyện kim, dệt may, ngành nhuộm, y học…cho đến hóa dược mỹ phẩm. Sodium Hydroxide
Chất xút được tìm thấy trong 90% sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân. Các công ty ứng dụng nó như dung môi để trung hòa các hoạt chất khác nhau đồng thời làm chất tạo bọt, cân bằng độ pH, hút nước cho mỹ phẩm. Sodium Hydroxide cũng được dùng để chế tạo hoạt chất tẩy rửa và tạo bọt trong sữa tắm, dầu gội, kem tẩy lông.
Do đó Sodium Hydroxide được sử dụng như một chất điều chỉnh độ pH trong mỹ phẩm. Đây là hóa chất nhờ vào sự kết tủa, khả năng hút các phân tử nước từ môi trường xung quanh, khả năng hòa tan dầu mỡ, các chất béo và protein. Do đó các sản phẩm làm đẹp có độ PH cân bằng có thể lựa chọn sử dụng mà không cần lo đến độ ảnh hưởng đến da cũng như sức khỏe.
Hóa chất Sodium hydroxide có chưa các ion hydroxit nên chúng có những nguy hiểm theo từng nồng độ khác nhau.
-
Nếu sản phẩm có độ pH=7, nó có cùng nồng độ các ion hydroxit như nước nên không cần phải lo lắng về thành phần natri hydroxit.
-
Nếu sản phẩm có độ pH dưới 7, nó có ít ion hydroxit hơn nước thường vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng
-
Nếu sản phẩm có độ pH trên 7, thì nó sẽ có nhiều ion hydroxit hơn nước. Độ pH nếu càng cao, hydroxide sẽ càng nguy hiểm
Do đó khi chúng ta chọn mua sản phẩm chăm sóc da nên xem kỹ thành phần, độ pH… Để xem có phù hợp với bản thân không rồi hãy quyết định mua. Bởi mỗi loại da thích hợp với từng loại sản phẩm chăm sóc riêng. Nhưng khi thấy thành phần có Sodium Hydroxide trong mỹ phẩm thì mọi người xem độ pH đang ở mức bao nhiêu để biết độ nguy hiểm chúng ta sẽ mắc phải.
Mộc An - Hãng mỹ phẩm thiên nhiên lành sạch, tối thiểu phu gia
Mộc An là thương hiệu Mỹ phẩm thiên nhiên thuần Việt được nghiên cứu và sáng lập bởi đội ngũ Dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội. Trải qua gần 7 năm hình thành và phát triển, Mộc An được định vị thương hiệu Mỹ phẩm thiên nhiên lành sạch, tối thiểu phụ gia và an toàn cho mọi loại da, ngay cả làn da nhạy cảm và mẹ bầu, mẹ nuôi con nhỏ.
Mỹ phẩm thiên nhiên Mộc An
Khác biệt với nhiều thương hiệu trên thị trường, mỹ phẩm Mộc An lựa chọn một hướng đi mới, tập trung tối đa vào các nguyên liệu thiên nhiên và tối thiểu phụ gia của trong các sản phẩm của mình, để tạo ra một dòng mỹ phẩm thiên nhiên an toàn, lành tính cho mọi đối tượng sử dụng, ngay cả với làn da nhạy cảm, mẹ bầu và trẻ em.
Tham khảo sản phẩm Mộc An TẠI ĐÂY